Đào Trọng Kỳ một tổng người chuyên làm Tổng đốc Hà Nội, Nam Định rồi Tổng đốc Sơn Tây


Khi Tổng đốc Đào Trọng Kỳ được 60 tuổi, ông về hưu, được phong Vinh lộc đại phu, Hiệp tá đại học sĩ. Trong suốt quá trình làm quan, ông luôn tận lực, cống hiến vì dân vì nước

Bức chân dung được cho là của quan Tổng đốc Đào Trọng Kỳ (1839-1914) nhà Nguyễn (ảnh trên Pinterest) Đào Trọng Kỳ xuất thân trong một gia tộc dòng khoa bảng tại làng Cổ Am, tổng Đông Am, huyện Vĩnh Bảo, trấn Hải Dương (nay thuộc tp Hải Phòng). Năm 1864, ông đỗ Cử nhân khoa Giáp Tý tại trường Hương Nam Định, tới năm 1869, thi Hội, tuy ông chỉ đỗ 2/4 trường thi nhưng vẫn được triều đình cho thụ hàm Hàn lâm Kiểm thảo (vốn dành cho Phó bảng). Năm sau, ông được bổ nhiệm làm Hành tẩu của Ty luân sở, một trong 4 sở trực thuộc Nội các nhà Nguyễn. Sau đấy, ông lần lượt được bổ nhiệm làm Hàn lâm tu soạn, Hàm lâm trước tác, Tri huyện Ý Yên, rồi đồng Tri phủ Nghĩa Hưng, rồi Tri phủ Kiến Xương. Năm 1875, khi Kiến Xương thất thủ, ông bị cách chức, tới năm 1887 được phục chức àm Hàn lâm Điển tịch (chánh Ngũ phẩm), Án sát Hải Dương, Hàn lâm Thị độc, Tán lý quận thú Hải Dương, Bắc Ninh, Tổng đốc Hà Nội, Nam Định rồi Tổng đốc Sơn Tây. Khi được 60 tuổi, ông về hưu, được phong Vinh lộc đại phu, Hiệp tá đại học sĩ. Trong suốt quá trình làm quan, ông luôn tận lực, cống hiến vì dân vì nước. Năm 1900, ông tự mình bỏ tiền của, ruộng vườn, bổng lộc và công sức, tự khảo cứu địa hình, thiết kế công trình dẫn thủy nhập điền mang tên sông Chanh Dương dài hơn 23 km, rộng ngang tới 40 m, sâu 4 m, chạy từ làng Chanh Chử (xã Thắng Thủy) chạy dọc qua các xã và thị trấn Thắng Thủy, Vĩnh Long, Liên Am, Tam Cường, Hòa Bình, Trấn Dương, sau đó thông ra biển. Thiết kế của ông cho nước sông Hồng đổ về sông Luộc, dẫn vào sông Chanh Dương qua hệ thống cống dưới đê, rồi theo hệ thống mương, máng được thiết kế theo kiểu xương cá 2 bên sông, chảy vào các cánh đồng. Quan lại và nhân dân địa phương rất hưởng ứng và ủng hộ hệ thống này. Công trình được hoàn tất sau 4 năm, trở thành hệ thống dẫn nước tưới tiêu ruộng đồng quan trọng của huyện Vĩnh Bảo. Ghi nhận công lao to lớn của ông, năm 1938, Tri huyện Vĩnh Bảo Vũ Văn Nhạc đã cho xây dựng bia tưởng niệm công đức.

Họ ĐÀO ngành Đào Trọng Chi 3 tại Xóm 2 - xã Cổ Am- Vĩnh Bảo tp Hải Phòng thờ cụ Tổng Đốc Đào Trọng Kỳ... đã có thư ngỏ kêu gọi con cháu hậu duệ và những nhà hảo tâm công đức phục vụ cv duy tu sủa chữa, bảo tồn nhà thờ. Vậy trân trọng thông báo đến các ông, các bà, anh chị em xa gần biết ủng hộ. Xin trân trọng cảm ơn!

Một số hình ảnh nhà thờ hiện nay cần tu bổ, Cháu chắt hậu duệ tổng đốc Đào Trọng Kỳ

Bài viết mới
Đào Trọng Kỳ một tổng người chuyên làm Tổng đốc Hà Nội, Nam Định rồi Tổng đốc Sơn Tây