Hiện trạng
Quy hoạch (mọi sự ủng hộ xây dựng vui lòng liên hệ thủ nhang Bùi Thanh Tuấn - ĐT: 0964814184)
Một số hình ảnh buổi toạ đàm tại đền Lang Khê ngày 18/8/2022
Một số hiện vật cổ được lưu giữ tại đền
Sinh Tiền Tá Lý (sinh thời phó tá tiền lý)
Càn khôn đức đại cung tam vị | Xuyên trạch ân lưu hợp tứ dân |
Đôi câu đối cổ tại đền
Ban thờ Ngài khi ngôi đền chưa được tu sửa
Ban thờ Ngài sau khi được tu sửa năm 2022
ĐỀN LANG KHÊ
✅Tóm tắt lược phả Đền Lang Khê chính từ✅
Lang Khê chính từ hay còn gọi là Đền Lang Khê đền nằm trên địa bàn thôn Lang Khê xã An Lâm huyện Nam Sách tỉnh Hải Dương.
Ngôi đền có từ thế kỷ thứ 6. Chính cung thờ một vị tướng thời tiền Lý tên là Đào Công Tuấn (sinh giờ Thìn 11/2/Giáp Thìn - mất 15/10/bính thìn)
Quê quán: huyện Ý Yên - Nam Định. Ông là người đã có công phò tá vua Lý Nam Đế đánh đuổi giặc Lương lập nên nhà nước Vạn Xuân (544) Cha ông là Đào Huý Thành (năm sinh?, mất 25/12/?), mẹ là Hoàng Thị An (sinh?, mất 5/7/ canh thìn) quê gốc ở Đồng Lục, Ý Yên, Nam Định.
Chuyện kể rằng, vợ chồng họ Đào thuộc gia đình hào tộc nho gia trong vùng, vợ chồng ông bà ăn ở hiền lành phước đức nhân hậu song ông bà lấy nhau đã lâu, thái ông đã tuổi 37, thái bà tuổi 44 mà vẫn hiếm muộn ko có một mụn con. Hai ông bà than nỗi buồn chán nên bỏ xứ đi đến vùng Quảng Ninh, Đông Triều, An Lâm, Chợ Cột và dừng chân tại nơi đây mưu sinh buôn bán, hàng ngày thái bà đi chợ và còn mở 1 hàng cơm nhỏ làm phước cho những người cơ nhỡ.
Tương truyền bà là người hiền lành thật thà và rất đỗi thương người. Chuyện kể có một hôm đi chợ, bỗng từ đâu trên trời có một dải lụa đào bay xuống và quấn quanh vào người bà. Thái bà thấy có chuyện lạ nhưng vốn dĩ ko phải người tham của nên bà đem dải lụa ấy về treo trước hàng cơm của mình xem có ai thất lạc mà tìm lại được. Bỗng từ đâu có một ng phụ nữ tìm đến và xin nhận dải lụa bị mất. Thái bà hỏi đầu đuôi câu chuyện và trả lại dải lụa, người đàn bà kia cảm kích xin cắt lại một tấm để tạ ơn, nhưng thái bà đáp "ta thương bọn chị mẤt lụa, khi về nhà thế nào cũng bị chồng con trách cứ, nên ta mang trả chị, việc gì phải trả ơn" người phụ nữ kia và mọi ng trong chợ chứng kiến ai cũng vô cùng nể phục và cảm tạ mong bà có được nhiều phước thọ.
Hôm ấy thái bà về mộng thấy trên trời có một áng mây trôi hiện thân người quấn vào thái bà. Ngày hôm sau khi tỉnh mộng thái bà chỉ ăn được trái cây hoa quả và uống nước 3 ngày liền, kể từ đó thái bà mang thai. Đủ tháng đủ tuần, mãn nguyệt khai hoa thái bà chuyển dạ (giờ Thìn ngày 11 tháng 2 năm Bính Thìn). Sinh hạ được một người con trai, tướng mạo khôi kỳ thân hình to lớn, tay dài quá gối hai bày tay có lông mày xanh kỳ lạ.
Thật khác người thường. Huý ông đặt tên con là Đào Tuấn. Năm lên 7 tuổi đã thông minh khác người, học một biết mười văn song trí võ. Đến năm 17 tuổi thì bất hạnh thay, Cha của Đào Tuấn qua đời. Tuấn công cùng mẹ chọn phần đất tốt phía trước có hồ nước, phía sau có phượng hồng hàn thư, thuỷ đáo tiền đường, đó là đất tốt để huyệt cho cha (ấp An Lâm). Ngẫm nỗi cảnh mẹ con côi cút thái bà than "Thân tâm thật bất hạnh, cầm sắt lạc dây, uyên ương mất đôi, thân đơn chiếc bóng, biết dựa vào đâu". Rồi hai mẹ con bà trở lại cố hương, nhưng khi đi đến trang Lôi Khê huyện Thanh Lâm hai mẹ con bà gặp Phạm Công Uý, là một phú ông trong vùng hiền lành đức độ có lòng thương người. Ông nhìn thấy Tuấn công khôi ngô tuấn tú có nét hơn người thông minh lanh lợi lại cảm mến tấm lòng hiếu học, ông bèn nhận Tuấn công làm nghĩa tử và đem 2 mẹ con về cưu mang.
Lúc bấy giờ ở Thái Bình có một nghĩa quân của Lý Bôn, Lý Bí khởi binh chống lại giặc Lương, Tuấn công lúc này đã là một thanh niên lực lưỡng văn võ song toàn, ông quy tụ cùng Lý Bôn, Lý Bí đánh đuổi giặc Lương, sau khi chiến thắng Lý Bí dời quân về Long Biên xây dựng nên Kinh Đô đầu tiên và thành lập nên nhà nước Vạn Xuân.
Chiến thắng xong ông xin về quê thăm mẹ, trên đường về quê nghe tin mẹ bị hổ vồ tha đi mất, về nhà chẳng còn bóng dáng người mẹ năm xưa, Tuấn công thấy mình thật cô đơn chiếc bóng, thật sự đau thương.
Trưa hôm ấy vào một ngày cuối mùa hạ. Tuấn công chợp mắt chiêm bao và thấy 1 dải lụa hồng từ trên trời rơi xuống nơi ông, Trong dải lụa có ghi 4 câu thơ nét chữ màu xanh
"Ban tặng họ Đào đứa con thần
Ở nhà Phạm tộc xuất long quân
Hổ báo trước điềm cho Đào Thị
Hậu mật phù vua cứu vớt dân"
Thương xót mẹ, công đức sinh thành dưỡng dục chưa báo đáp ân công, mà mẹ già mất trong cảnh đau xót hổ vồ mà mất. Tỏ lòng hiếu kính cầu sinh tịnh độ cho mẹ già Tuấn công tuyệt thực bách nhật (100 ngày) mà quy tiên.. (15/10/ canh Thìn)
Nhà vua Cảm động và thương tiếc 1 bậc kỳ tài, trung, hiếu, nghĩa. Ban cho dân trong vùng 500 quan tiền miễn sưu thuế và binh sưu 3 năm. Lập đền thờ tự và sắc phong:
- Đại khai quốc công thần thượng đẳng tối linh.
- Nhất quan quốc đại thần, khai trúc cư sĩ thượng đẳng tối linh thần.
Đến đầu thế kỉ thứ 13 khi giặc nguyên mông xâm chiếm nước ta có một vị tướng quân nhà trần được sai chấn ải vùng quảng ninh, đồn ấp đươc đóng tại trang Lôi Khê. Một lần nữa thánh ông lại báo mộng thần hiến kế cho vị tướng. Ngày hôm sau vị tướng ấy lập đàn tế lễ làm đúng như lời vị thần báo mộng. Quả nhiên trận ấy quân ta đại thắng, chiến thắng trở về vị tướng tâu lên nhà vua.
Để tưởng nhớ công ơn vị thần đã phù trợ. Nhà vua ban thưởng cho nhân dân trong vùng nhiều lễ vật cúng tế và ban sắc phong
Thượng đẳng tối linh phúc thần, muôn đời cúng tế mãi mãi kính lễ.
Chuẩn hứa cho trang Lôi Khê, huyện Thanh Lâm và nhân dân trong vùng phải trông nom thờ cúng. 3 trang trong vùng là Đồng Khê, Bạch Đa, Nhân Lý theo đồn chính mà phụng thờ.
- Ngày sinh 11-2
- Ngày kỵ 15-10
- Ngày Phong Công 12/8
Hàng năm dân trong vùng lấy ba ngày đó mà làm ngày cúng tế tưởng nhớ công ơn ngài.