Đền Trinh Hưởng thôn Trinh Hưởng, xã Thiên Hương, huyện Thuỷ Nguyên, thành phố Hải Phòng thờ Đào Tế, Đào Lai, Đào Độ năm 966


Đền Trinh Hưởng thôn Trinh Hưởng, xã Thiên Hương, huyện Thuỷ Nguyên, thành phố Hải Phòng thờ Đào Tế, Đào Lai, Đào Độ năm 966

Đào Tế, Đào Lai, Đào Độ sinh ngày 17 tháng 2 năm Bính Ngọ (966) tại làng Trinh Hưởng, huyện Thuỷ Đường, phủ Kinh Môn, trấn Hải Dương (nay là thôn Trinh Hưởng, xã Thiên Hương, huyện Thuỷ Nguyên, thành phố Hải Phòng) trong một gia đình danh giá nổi tiếng của vùng, lớn lên giữa đất nước loạn lạc, chia cắt bởi “ thập nhị sứ quân” làm cho nhân dân  khổ cực, đất nước suy tàn . Nhờ có công của lao của Đinh Bộ Lĩnh (người Hoa Lư, Ninh Bình) thống nhất được quốc gia về một mối. Từ đó 3 anh em họ Đào mang tài sức, hết lòng phò vua, giúp nước và được nhà vua ban nhiều chức tước quan trọng. Năm 981, khi nhà Tiền Lê mới thành lập, quân Tống ồ ạt xâm lấn biên cương, 3 vị tướng họ Đào vâng lệnh Lê Hoàn thống lĩnh quân thuỷ bộ chiến đấu với giặc ở đất Bàng Châu. Qua vài lần giao chiến quyết liệt, quân Tống khiếp sợ rút lui, đất nước thanh bình trở lại. Sau này 3 anh em cùng mất một ngày (2/12) tại quê nhà.

Đền Trinh Hưởng

Đền Trinh Hưởng thuộc xã Thiên Hương, Thuỷ Nguyên, Hải Phòng. Đền thờ 3 anh em đồng sinh họ Đào - những người con của quê hương có nhiều công lao với dân tộc là Đào Tế, Đào Lai và Đào Độ. Theo thần phả lưu giữ tại đền do Đông các đại học sĩ Nguyễn Bính phụng soạn thảo vào triều Lê Anh Tông, niên hiệu Hồng Phúc năm thứ nhất (1572), cho ta biết một số nét khái quát về thân thế, sự nghiệp của 3 ông như sau:

Đào Tế, Đào Lai, Đào Độ sinh ngày 17 tháng 2 năm Bính Ngọ (966) tại làng Trinh Hưởng, huyện Thuỷ Đường, phủ Kinh Môn, trấn Hải Dương (nay là thôn Trinh Hưởng, xã Thiên Hương, huyện Thuỷ Nguyên, thành phố Hải Phòng) trong một gia đình danh giá nổi tiếng của vùng, lớn lên giữa đất nước loạn lạc, chia cắt bởi “ thập nhị sứ quân” làm cho nhân dân khổ cực, đất nước suy tàn . Nhờ có công của lao của Đinh Bộ Lĩnh (người Hoa Lư, Ninh Bình) thống nhất được quốc gia về một mối. Từ đó 3 anh em họ Đào mang tài sức, hết lòng phò vua, giúp nước và được nhà vua ban nhiều chức tước quan trọng. Năm 981, khi nhà Tiền Lê mới thành lập, quân Tống ồ ạt xâm lấn biên cương, 3 vị tướng họ Đào vâng lệnh Lê Hoàn thống lĩnh quân thuỷ bộ chiến đấu với giặc ở đất Bàng Châu. Qua vài lần giao chiến quyết liệt, quân Tống khiếp sợ rút lui, đất nước thanh bình trở lại. Sau này 3 anh em cùng mất một ngày (2/12) tại quê nhà.

Để tưởng nhớ công đức của các ông đối với quê hương đất nước, dân làng Trinh hưởng xây dựng ngôi đền chung thờ 3 ông tại địa phương hiện nay. Dần dần họ Đào cũng như dân cư địa phương thêm đông đúc, xóm làng mở rộng. Trinh Hưởng được chi làm 3 giáp: giáp Cả, giáp Bắc và giáp Đoài. Giáp Cả thờ Đào Tế (anh cả) tại ngôi đền cổ, giáp Bắc xây dựng đền Bắc thờ Đào Lai ( thứ 2), còn giáp Đoài lập đền thờ em út Đào Độ. Sau đó, nhân dân làng Trinh Hưởng xây dựng một ngôi đình chung của mình tôn thờ 3 vị họ Đào làm thành hoàng song hành với 3 ngôi đền thờ 3 vị ở 3 giáp.

Tuy nhiên, trải qua thời gian cùng hậu quả của những cuộc chiến tranh chống đế quốc, nhiều công trình kiến trúc tôn giáo, tín ngưỡng xưa của Trinh Hưởng bị tàn phá, hư hỏng nặng. Công trình cổ duy nhất còn lại là ngôi đền Cả, nên làng đã rước toàn bộ tượng, đồ thờ của đền Bắc, đền Đoài về đây thờ phụng. Như vậy, đền Trinh Hưởng trở lại với vai trò khởi thủy của mình là tưởng niệm, ghi nhớ công đức 3 vị tướng đồng sinh họ Đào của quê hương. Đây là một di tích lịch sử về cuộc kháng chiến chống xâm lược Tống ( thế kỷ thứ X) của nhân dân ta tại Hải Phòng.

Đền Trinh Hưởng dựng trên dải đất phía Tây Nam xã Thiên Hương, ẩn mình dưới bóng đa cổ thụ quanh năm xanh tốt. Đền kiến trúc theo kiểu chữ “ Đinh” với 5 gian tiền đường và 3 gian hậu cung, mặt trước quay về hướng Đông Nam, hệ thống cửa gỗ chạy suốt 3 gian trung tâm tiền đường theo thức “ Thượng song hạ bản”.

Cùng với giá trị lịch sử và kiến trúc nghệ thuật, nội thất đền bài trí một cách lộng lẫy gồm: hoành phi, câu đối, long đình, bát bửu, tượng thánh...Đáng chú ý trong bộ sưu tập này là 3 cỗ kiệu bát cống của 3 ngôi đền xưa, riêng chiếc kiệu rồng của đền Cả có kích thước khá lớn; cao 1,2m, dài 3,34m, rộng 2,46m, toàn thân kiệu chạm nổi 24 con rồng lớn nhỏ khác nhau (chưa kể họa tiết hoa lá cách điệu hình rồng tháp). Bờm của các con rồng trên được thể hiện bằng các đao mác mảnh, bay về phái sau, tạo cảm giác nhẹ nhàng, mảnh mai cho kiệu. Căn cứ vào phong cách thể hiện của chiếc kiệu chủ yếu là đao mác, các nhà nghiên cứu đánh giá đây là một cổ vật quý, hình thức đẹp, mang phong cách nghệ thuật cuối thế kỷ thứ XVIII đầu thế kỷ XIX.

Đền Trinh Hưởng không chỉ là nơi bảo tồn những di sản nghệ thuật quý mà còn là nơi lưu giữa di sản văn hóa cổ truyền tốt đẹp của ông cha. Do vậy, đền được Nhà nước xếp hạng năm 1991.

Bài viết mới
Đền Trinh Hưởng thôn Trinh Hưởng, xã Thiên Hương, huyện Thuỷ Nguyên, thành phố Hải Phòng thờ Đào Tế, Đào Lai, Đào Độ năm 966