Theo báo cáo tham luận của ông Tăng Bá Hoành - Chủ tịch Hội khoa học lịch sử tỉnh Hải Dương tại hội thảo "Họ Đào xứ đông trong tiến trình lịch sử đất nước ngày 22/7/2023.
Từ Nghệ An trở ra có 36 làng có tên chữ Đào ở đầu, nhưng ở đây ông chỉ ghi những làng có chữ Đào ở Hải Dương xưa. Thông lệ, khi dòng họ nào khai cơ lập ấp đầu tiên ở một làng quê thường lấy tên họ đặt tên nơi cư trú của mình, tức là xá, như Trần xá, nơi ở của những người họ Trần, Nguyễn Xá, nơi ở những người họ Nguyễn. Từ xá ban đầu chỉ một nhóm cư dân cùng huyết thống, qua thời gian, lớn dần lên thành thôn, xã, tổng, rồi chia ra thượng hạ, nội ngoại, đông tây, nam bắc, đó là quá trình biến thiên của tên làng xã. Hải Dương thời phong kiến có những làng có chữ Đào như sau:
- Đào Lãng, tổng Văn Hội, huyện Ninh Giang
- Đào Tân (phường) huyện Chí Linh, Hải Dương
- Đào Xá huyện Đường Hào, nay thuộc xã Bãi Sậy, tỉnh Hưng Yên
- Đào Xá, tổng Ngọc Cục, huyền Đường An, phủ Thượng Hông, trấn Hải Dương nay là thôn Ngọc Cục, xã Thúc Kháng, huyện Bình Giang, Hải Dương
- Đào Yêu, tổng Đào Yêu, huyện An Dương, Hải Phòng
- ...
Xã Đào xá
- xã Đào Xá tổng Đỗ Xá huyện Đường Hào phủ Thượng Hồng trấn Hải Dương (Đào Xá, Đào Dương, Ân Thi, Hưng Yên),
- xã Đào Xá tổng Ngọc Cục huyện Đường An phủ Thượng Hồng trấn Hải Dương (Đào Quạt, Bãi Sậy, Hưng Yên),
- xã Đào Xá tổng Hạ Bì huyện Bất Bạt phủ Quảng Oai trấn Sơn Tây (nay là thôn Đào Xá, xã Đào Xá, Thanh Thủy, Phú Thọ),
- xã Đào Xá tổng Phá Lãng huyện Lang Tài phủ Thuận An xứ Kinh Bắc (nay là thôn Đào Xá, xã Trung Chính, Lương Tài, Bắc Ninh),
- xã Đào Xá tổng Hương La huyện Yên Phong phủ Từ Sơn xứ Kinh Bắc (Đào Xá, thành phố Bắc Ninh),
- xã Đào Xá tổng Hồng Vũ huyện Hưng Nhân phủ Tiên Hưng trấn Sơn Nam Hạ (Đào Xá, Hưng Hà, Thái Bình),
- xã Đào Xá tổng Đồng Vi huyện Đông Quan phủ Thái Bình trấn Sơn Nam Hạ (Đào Xá, Đông Hưng, Thái Bình),
- xã Đào Xá tổng Đào Xá huyện Phụ Dực phủ Thái Bình trấn Sơn Nam Hạ (Đào Xá, Quỳnh Phụ, Thái Bình),
- xã Đào Xá tổng Tạ Xá huyện Kim Động phủ Khoái Châu trấn Sơn Nam Thượng (Đào Xá, Chính Nghĩa, Kim Động, Hưng Yên),
- xã Đào Xá tổng Lưu Xá huyện Đông An phủ Khoái Châu trấn Sơn Nam Thượng (nay là thôn Đào Xá, xã Nghĩa Dân, Phú Xuyên, Hưng Yên),
- thôn Đào Xá tổng Đông Lỗ huyện Sơn Minh phủ Ứng Thiên trấn Sơn Nam Thượng (nay là thôn Đào Xá, xã Đông Lỗ, Ứng Hòa, Hà Nội),
- thôn Đào Xá tổng Thượng Đình huyện Tư Nông phủ Phú Bình xứ Thái Nguyên (nay thành xã Đào Xá, Phú Bình, Thái Nguyên).
Một số thôn làng khác cũng mang tên Đào Xá:
- Thôn Đào Xá, xã Đào Dương, Ân Thi, Hưng Yên
- Thôn Đào Xá, xã Vĩnh Xá, Kim Động, Hưng Yên
- Thôn Đào Xá, xã Nghĩa Dân, Kim Động, Hưng Yên
- Thôn Đào Xá, xã Cao An, Cẩm Giàng, Hải Dương
- Thôn Đào Xá, xã An Bình, Nam Sách, Hải Dương
- Thôn Đào Xá, xã Thắng Lợi, Thường Tín, Hà Nội
Tất nhiên, có nhiều làng không phải là Đào Xá vẫn có họ Đào, cứ xem quê quán những danh nhân thì rõ như: Đào Công Soạn (1381-1458), quê xã Thiện Phiến, huyện Tiên Lữ, tham dự kỳ thi thời chiến năm 1426, khi chưa giải phóng Thăng Long, ông đỗ đầu trong sỗ 32 người cùng khoa, làm quan đến chức Thượng thư bộ Hộ.Đào Công Chính, xã Hải Yên, huyện Vĩnh Lại, trấn Hải Dương. Hiện nay chưa có thống kê cụ thể ở Hải Dương có bao nhiêu làng có họ Đào, vấn đề không khó nhưng mất nhiều thời gian. khi nghiên cứu về dòng họ cũng cần lưu ý rằng, có thể ở những thế kỷ trước, có những làng theo tư liệu ghi trên văn bia hay sự tích có những họ mà nay đến không con ai, đó là trường hợp thiên di hay sự cố về chiến tranh hay đại dịch trong lịch sử.