Di tích


Di tích
Đào Trí – văn võ song toàn, tài thao lược về binh pháp
By huynhdq | | 0 Comments |
Đào Trí văn võ song toàn, Ông xuất thân từ tầng lớp bình dân, có tài thao lược về binh pháp, Đào Trí là quan đại thần phụng sự lần lượt cả ba triều vua nhà Nguyễn là Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Đức. Năm Tự Đức thứ 21 (1868), Đào Trí được phong hàm Tả quân Đô thống phủ Chưởng phủ sự, là một trong những vị quan võ cao cấp nhất trong hệ thống quân đội của nhà Nguyễn. Ông còn là một trong những võ quan có nhiều chiến công trong việc đập tan kế hoạch đánh nhanh, thắng nhanh của thực dân Pháp xâm lược, trong những năm 1858-1859
Tục thờ tổ nghề và những người họ Đào là tổ nghề
By huynhdq | | 0 Comments |
Thờ cúng tổ nghề là phong tục tốt đẹp của
Đền Thượng Sơn Đồng thuộc địa phận xã Sơn Đồng, huyện Hoài Đức, Hà Nội.
By huynhdq | | 0 Comments |
Theo các cụ nơi đây kể lại, cái tên Sơn Đồng đã có từ rất lâu rồi cùng với nghề điêu khắc tạc tượng. Người dân nơi đây không biết nghề có tự bao giờ. Chỉ biết, theo Ngọc phả Thần tích Đền thờ cụ tổ nghề tạc tượng tại đền Thượng - xã Sơn Đồng được soạn năm 976 triều Tiền Lê, tại làng Sơn Đồng thờ cụ Đức thánh Đào Trực. Cụ là người đã có công “phục nghệ giáo dân”, tức khôi phục nghề và dạy học cho dân. Sau khi cụ qua đời, Nhà vua lệnh cho bản trang Sơn Đồng lập miếu, tạc tượng thờ. Người được bản trang Sơn Đồng tôn là “Công sư phục nghệ” tức người có công khôi phục nghề và thờ làm nghệ sư tổ.
Ông tổ dưỡng sinh học Đào Công Chính
By huynhdq | | 0 Comments |
Không chỉ có tài năng y học vượt trội, Đào Công Chính còn là đồng tác giả biên soạn Đại Việt sử ký toàn thư (năm 1665); chủ biên hai tập quốc sử Trùng san lam sơn thực lục và Trung hưng thực lục, tham gia nhóm biên soạn quốc sử do Phạm Công Trứ đứng đầu.
Chuyện ít biết về chiến sĩ quốc tế Đào Chính Nam
By huynhdq | | 0 Comments |
Đại tá Đào Chính Nam (1908-1987)-một trong 20 học viên Hoàng Phố (1926-1927). Như Lê Hồng Phong, Phùng Chí Kiên, Nguyễn Sơn, Lý Ban... ông là một chiến sĩ quốc tế. Nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của ông, xin có bài viết như một nén tâm nhang tưởng nhớ!...
Người treo cờ đỏ búa liềm ngày 1-5-1940
By huynhdq | | 0 Comments |
Đồng chí Đào Thế Huỳnh là ai? Dựa vào nhiều nguồn tư liệu, trong đó có tư liệu gia đình, chúng tôi đã hình dung được một phần cuộc đời hoạt động của người chiến sĩ cách mạng ấy. 30 năm hoạt động, ông Huỳnh mang nhiều bí danh khác nhau: Đào Hinh, Đào Khắc Hưng, Đào Nam Hưng, Đặng Thiết Hán… Trên tấm bia số 1 tại Nhà tù Hỏa Lò Hà Nội khắc tên những người tù cách mạng bị thực dân Pháp cầm tù, dòng 19 ghi: Đào Khắc Hưng (Đào Hinh, Đào Nam Hưng), sinh năm 1904, quê: Xuân Đỗ, Gia Lâm, Bắc Ninh.
Đình Tam Tảo – Di tích lịch sử văn hóa Quốc gia, Đình thờ Thành hoàng làng là hai vị tướng Đào Đạt, Đào Minh, người làng Tam Tảo có công đánh giặc giúp nước thời Thục An Dương Vương
By huynhdq | | 0 Comments |
Đình Tam Tảo - Di tích lịch sử văn hóa Quốc gia, Đình thờ Thành hoàng làng là hai vị tướng Đào Đạt, Đào Minh, người làng Tam Tảo có công đánh giặc giúp nước thời Thục An Dương Vương
Đào Trực là một vị tướng thời Tiền Lê, được vua phong chức Thiên Bảo đứng đầu quan võ do có công chống giặc Tống xâm lược hồi thế kỷ X
By huynhdq | | 0 Comments |
Đình Trung Văn có từ thế kỷ XVIII. Thờ thành hoàng: Đức Lạc Long Quân và tướng Đào Trực. Lễ hội: 10 tháng Giêng. Xếp hạng: Di tích quốc gia (1991) thuộc địa phận phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. Đào Trực là một vị tướng thời Tiền Lê, được vua phong chức Thiên Bảo đứng đầu quan võ do có công chống giặc Tống xâm lược hồi thế kỷ X. Sau ngài đi đánh giặc Chiêm bị thương rồi mất. Từ Sấu Giá đến Trung Văn có 18 nơi thờ ngài.
Nồi Hầu – người anh hùng dưới thời An Dương Vương
By huynhdq | | 0 Comments |
Theo thần tích làng Chiêm Trạch (Cổ Loa), Nồi Hầu có tên là Nồi con của một người thợ làm nồi đất ở làng Canh (nay là Tam Canh, Hương Canh, Bình Xuyên, Vĩnh Phúc) tên là Đào Hoằng
Họ Đào Việt Nam có từ bao giờ – Nguồn gốc họ Đào tại Việt Nam
By huynhdq | | 0 Comments |
Họ Đào Việt Nam có từ bao giờ - Nguồn gốc họ Đào tại Việt Nam