Ngược đường Hà Nội-Bắc Ninh đi đến kilômét số 8 là tới làng Thanh Am (tên nôm là làng Đuống) thuộc phường Thượng Thanh, quận Long Biên. Xa xưa, Thanh Am dựng ngôi đình lớn thờ ông bà Đào Kỳ và Phương Dung, hai vị tướng thời Hai Bà Trưng, quê ở tổng Cối Giang bên bờ Bắc sông Đuống làm thành hoàng.

Toàn cảnh đình làng Thanh Am (Ảnh: Giang Ngo Van)
Đào Kỳ và Phương Dung – hai vị tướng tài ba thời Hai Bà Trưng.
- Đào Kỳ: Đào Kỳ sinh ra tại vùng đất Cối Giang (nay thuộc 2 xã Mai Lâm và Đông Hội, huyện Đông Anh). Ngay từ thuở nhỏ, ông đã bộc lộ tài năng và chí lớn. Năm 15 tuổi, nỗi đau mất cả cha lẫn mẹ càng thôi thúc Đào Kỳ quyết tâm rèn luyện bản thân.
- Phương Dung: Phương Dung là con gái của vị quan thanh liêm Nguyễn Trát, mang trong mình dòng máu yêu nước. Sau khi cha bị giặc giết hại, bà cùng mẹ lánh nạn về quê ngoại ở Cối Giang và gặp Đào Kỳ.
Hai tâm hồn trẻ tuổi, cùng chung chí hướng đã quyết định kết duyên, cùng nhau chung sức trả thù nhà, đền nợ nước. Khi Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa, Đào Kỳ và Phương Dung đã chiêu tập hơn 100 dũng sĩ lên Hát Môn yết kiến và gia nhập đội quân đánh đuổi Tô Định, giải phóng đất nước.
Ba năm sau, Mã Viện được nhà Hán cử sang tái chiếm nước ta. Trong một trận chiến ác liệt, Đào Kỳ bị thương nặng và đã hy sinh anh dũng trên mảnh đất Cổ Loa. Phương Dung sau đó cũng phá vòng vây của địch, nhận tin chồng mất đã quyết định rút gươm tự vẫn để theo chồng.
Để tưởng nhớ công lao to lớn của hai vị tướng tài ba này, nhân dân trong vùng đã lập đền thờ Thành hoàng và hàng năm tổ chức hội làng vào ngày 9 đến 11 tháng Ba âm lịch.
Đình Thanh Am (phường Thượng Thanh, quận Long Biên) nơi thờ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm Ngược đường Hà Nội-Bắc Ninh đi đến kilômét số 8 là tới làng Thanh Am (tên nôm là làng Đuống) thuộc phường Thượng Thanh, quận Long Biên. Xa xưa, Thanh Am dựng ngôi đình lớn thờ ông bà Đào Kỳ và Phương Dung, hai vị tướng thời Hai Bà Trưng, quê ở tổng Cối Giang bên bờ Bắc sông Đuống làm thành hoàng. Trong số các di vật ít ỏi còn giữ được tại đình, đáng chú ý là đôi câu đối máng treo ở hai cột lim gian giữa, trước hậu cung. Câu đối chữ Hán khắc kiểu chữ triện, do Nguyễn Cẩn người làng Du Lâm (xã Mai Lâm, huyện Đông Anh) đậu cử nhân năm 1879, làm Tuần phủ Quảng Yên soạn:
Hy Dy bí, Thanh Điền kỳ, kế khởi vô nhân, nhất đại vân am truyền lý học
Hưng Đạo công, Văn Trinh đức, danh đồng bất hủ, thiên thu thanh ngạn ngật sùng từ.
Câu đối có nhắc đến những người tài giỏi: Hy Dy, tên hiệu của Trần Đoàn, giỏi về toán và khoa tướng số; Thanh Điền, tức Lưu Cơ, người đời Tam quốc có tài tiên tri; Văn Trinh tức Chu Văn An; Bạch Vân tên hiệu của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Nhà nghiên cứu Vũ Tuân Sán dịch:
Bí quyết của Hy Dy, kỳ lạ của Thanh Điền, nối tiếp há không ai, suốt đời cụ ở am mây trao truyền lý học
Công lao của Hưng Đạo, đức hạnh của Văn Trinh, ngàn năm bên bờ sông trong, vòi vọi đền thờ.
Mấy chữ “vân am” - “am mây” khiến nhiều người suy nghĩ, phải chăng vị thần thứ ba được thờ ở ngôi đình này chính là Bạch Vân Nguyễn Bỉnh Khiêm ? Trong lúc mọi người còn băn khoăn thì một người ở làng đã tình cờ tìm được bản thần tích “Thanh Am phúc thần sự tích lược ký”. Bản thần tích 16 trang do Trần Mỹ, người làng Trung Am (Vĩnh Bảo, Hải Phòng) đậu cử nhân năm 1891, làm Tri phủ Hoài Đức, soạn năm 1909. Thần tích ghi được các sắc phong, ngày giỗ của thân phụ, thân mẫu, tập Bạch Vân am thi tập và cả bài văn tế đọc trong ngày giỗ Nguyễn Bỉnh Khiêm. Tư liệu cho biết, ngày ấy trong lúc rảnh việc công, Tri phủ Trần Mỹ đã về thăm Thanh Am và được các bô lão ở đây kể chuyện, từ lâu Thanh Am có thờ một vị phúc thần quê ở Trung Am nhưng chẳng may bản thần tích đã mất. Nhưng hằng năm vào ngày 28 tháng Một âm lịch, nhân dân Thanh Am vẫn cử người mang lễ vật về Trung Am dự ngày giỗ Tổ. Chắpnối các tư liệu, Trần Mỹ đã biên soạn bản thần tích nói về Nguyễn Bỉnh Khiêm, ông Trạng được nhân dân Thanh Am thờ làm Thành hoàng làng.
Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) người làng Trung Am, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng, thưở nhỏ được người đời khen là thần đồng. Năm 1535 ông đậu trạng nguyên, được bổ các chức Đông các hiệu thư, Tả thị lang bộ Hình, Tả thị lang bộ Lại, Đông các đại học sĩ, tước Trình Tuyên Hầu rồi thăng lên Trình Quốc Công, bởi vậy người đương thời gọi ông là Trạng Trình.
Nguyễn Bình Khiêm, làm quan nhà Mạc 8 năm thì xin về quê dạy học. Trong 8 năm ở kinh đô và cả khi đã về quê, mỗi lần vua Mạc vời ông ra kinh đô hỏi việc chính sự, Nguyễn Bỉnh Khiêm đều có qua Thanh Am. Là người tài cao, học rộng,nhận ra vẻ đẹp của vùng đất màu mỡ ở bờ Nam sông Đuống, ông đã cho một chi con cháu đến đây lập nghiệp, đặt tên ấp là Hoa Am. Năm 1841, vua Thiệu Trị lên ngôi, vì kiêng huý tên mẹ của vua nên Hoa Am đổi gọi là Thanh Am.
Nhớ ơn ông, con cháu họ Nguyễn và dân làng Thanh Am đã dựng ngôi đình lớn để thờ Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Việc phát hiện đình Thanh Am thờ Nguyễn Bỉnh Khiêm được coi là một sự kiện văn hoá của năm 1989. Nếu làng Khuyến Lương (quận Hoàng Mai), nơi duy nhất của Hà Nội có đền thờ Nguyễn Trãi thì làng Thanh Am (quận Long Biên) là nơi duy nhất của Hà Nội có đình thờ Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Nhằm gìn giữ một di tích quý, ngày 9-1-1990, Bộ VH-TT đã ra quyết địnhxếp hạng bảo tồn đình Thanh Am. Năm 1996, đình được sửa chữa lớn với kinh phí gần 1 tỷ đồng. Điều quý nhất là sau lần trùng tu này, bộ kết cấu gỗ và các mảng chạm khắc nghệ thuật đều được giữ gìn nguyên vẹn. Đình Thanh Am 7 gian, diện tích 328m2, chiều dài 29m, chiều rộng 11m. Cột cái cao 5,1m, chu vi 1,8m. ở các chân cột, cách mặt đất 30 cm có những lỗ rộng hình chữ nhật, dấu vết của hệ thống sàn đình xưa kia. Bộ khung gỗ trang trí tỷ mỷ. Các con giường trang trí hoa lá vân mây bằng kỹ thuật chạm nổi. Đầu kẻ chạm lộng các hình rồng mây, phần trên có tứ linh, tứ quý mang phong cách nghệ thuật thời Lê Trung hưng và thời Nguyễn.
Hằng năm, hội làng Thanh Am diễn ra từ 9 đến 11 tháng Ba âm lịch. ngày 9 khai hội có lễ rước nước trên sông Đuống với trò múa cờ dẹp đường chỉ có ở Thanh Am. Hiện nay, làng vẫn còn giữ tục kết chạ giao hiếu với làng Lê Xá (Mai Lâm - Đông Anh). Ngày chính hội, khi đoàn “quan anh” Lê Xá vừa sang sông thì Thanh Am cử bô lão cùng cờ lọng và đội bát âm ra đón tận đầu làng.
Lễ hội đình Thanh Am 2005 thật đông vui. Cùng với các trò chơi dân gian, hội còn có hát quan họ, chầu văn. Đoàn chèo Hải Phòng diễn hai vở: “Tạo dựng ngai vàng” và “Nguyễn Bỉnh Khiêm và Chu Văn An”. Trong hàng trăm đoàn khách, có đoàn 26 người gồm bô lão, cán bộ và nhân dân Trung Am, quê của Trạng Trình cũng đến dự.
HNM