Trai, gái đồng trinh rước kiệu xoay, xin nước ở sông Hồng


Đình Thổ Khối làng Thổ Khối, quận Long Biên, TP Hà Nội thờ Thành hoàng làng Đào Duy Trinh và 5 vị công thần. Tục truyền, khi vua Lê Lợi đánh quân Minh xâm lược, trong lúc bị lâm nguy, ông Đào Duy Trinh đã chở thuyền giúp vua thoát khỏi vòng vây của giặc. Sau thắng lợi, vua phong chức tước cho ông nhưng ông từ chối, chỉ xin được ở lại và xây làng, lập ấp và lấy tên là Thổ Khối.

Hà Nội - Những phu kiệu chính rước Thánh Ông, Thánh Bà gồm những trai, gái đồng trinh, thuộc gia đình có nền nếp văn hóa. Trong trang phục truyền thống, hàng chục nam nữ trên vai là những chiếc kiệu được rước xoay vòng đi ra ra sông Hồng mang nước về đình làng.

Cách trung tâm thành phố Hà Nội 6km, tại làng Thổ Khối (Cự Khối, Long Biên, Hà Nội) hằng năm đều diễn ra hội làng từ mùng 8 đến mùng 10 âm lịch, với chính hội là mùng 9. Trong đó, nổi bật là hoạt động rước kiệu Thánh xoay tròn đi ra sông Hồng để xin nước về để phục vụ cho các hoạt động cúng lễ quanh năm.
Đoàn kiệu rước Thánh Bà và Thánh Ông sẽ phải đi một quãng đường 2km từ đình làng ra bờ sông Hồng lấy nước và lại ngược về đình làng.
Tục truyền, khi Vua Lê Lợi đánh quân Minh xâm lược bị lâm nguy, ông Đào Duy Trinh đã chờ thuyền giúp vua thoát khỏi vòng vây của giặc. Sau thắng lợi, vua phong chức tước cho ông nhưng ông từ chối, chỉ xin được ở lại và xây làng, lập ấp tại đây và lấy tên là Thổ Khối. Sau khi ông qua đời, dân làng tưởng nhớ công ơn của ông xây đền thờ và phong ông là Thành hoàng. Ông cũng được nhà vua phong sắc là Đào thành Hoàng Đại vương Thượng đẳng, hiện đình làng Thổ Khối vẫn còn lưu giữ 12 sắc phong của nhà vua.
Trong lễ hội làng Thổ Khối, để được chọn làm người rước kiệu Thánh Ông, Thánh Bà, các nam thanh, nữ tú được nhất định phải là đồng trinh, thuộc gia đình nền nếp văn hóa.
Quãng đường rước "các ngài" từ đình làng Thổ Khối ra bến sông lấy nước rồi rước ngược về đình chỉ khoảng 2km, nhưng đoàn rước phải mất tới hơn 2 giờ đồng hồ mới hoàn thành bởi cứ đi một đoạn ngắn kiệu lại xoay hoặc chạy ngược.
Trong trang phục truyền thống, những cô gái chân yếu tay mềm hay cả những chàng trai khỏe mạnh đã phải rất vất vả mới có thể giữ thăng bằng khi kiệu xoay theo một lộ trình đầy ngẫu hứng và không hề được báo trước.
Rất đông người dân tập trung tại đình làng.
Cứ đi được vài bước chân, kiệu Thánh Ông và Thánh Bà lại chạy ngược lại hoặc xoay kiệu.
Đoàn rước kiệu đi khoảng 2km từ đình làng ra bến sông để lấy nước.
Sau khi đi dọc sông một vòng, các bô lão sẽ múc 37 gáo nước vào chóe, nước phải là nước ở những điểm sâu nhất, và múc ngược dòng nước hướng lên phía thượng nguồn. Sau đó thuyền sẽ trở về.
Đoàn rước nước từ bến sông trở về đình làng.
Những người già trong làng cho biết, khi kiệu xoay là "Thánh" đang vui.
Các phu kiệu dù có sự luyện tập, khỏe mạnh nhưng vẫn có những lúc chật vật để giữ kiệu không rơi.
Hai kiệu Thánh Ông và Thánh Bà về đến đình làng sau hàng tiếng đồng hồ rước. Nước trong bình sau khi lễ sẽ được dùng để rửa các vật thờ cúng trong đình làng Thổ Khối.
Bài viết mới
Trai, gái đồng trinh rước kiệu xoay, xin nước ở sông Hồng